Cách sạc giúp tăng độ bền cho smartphone

Cách sạc giúp tăng độ bền cho smartphone

Pin là một bộ phận quan trọng, quyết định đến thời lượng sử dụng của chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường sạc pin smartphone theo cách truyền thống mà không biết rằng điều đó có thể làm giảm tuổi thọ của viên pin.

Sạc pin không đúng cách có hậu quả gì?

Thứ nhất, sạc pin quá nóng hay sạc qua đêm sẽ khiến pin bị chai nhanh hơn bình thường. Lý do là khi sạc quá nóng, các phản ứng hóa học bên trong pin diễn ra mạnh hơn, làm cạn kiệt tuổi thọ của viên pin.

Thứ hai, sạc sai cách có thể gây cháy nổ cho thiết bị. Khi sạc pin ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, pin dễ bị quá tải điện và gây chập mạch. Điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến hỏa hoạn.

Thứ ba, sạc cáp kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến pin. Cáp sạc kém chất lượng không ổn định dòng điện, không cân bằng điện áp sạc làm hao tổn pin.

Thứ tư, sạc qua đêm khiến pin ở trạng thái đầy năng lượng kéo dài cũng rút ngắn tuổi thọ pin. Pin cần được xả hết điện hoàn toàn để duy trì tình trạng tốt.

Như vậy, để bảo vệ pin, người dùng cần biết cách sạc pin điện thoại mới an toàn và tránh các sai lầm trên. Khi biết cách sạc pin điện thoại mới chuẩn chỉnh, bạn cũng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ pin và đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình.

Cách sạc giúp tăng độ bền cho smartphone

Khi bạn mua một chiếc điện thoại mới, việc sạc pin đúng cách từ ngày đầu tiên có thể giúp kéo dài tuổi thọ của pin và giảm thiểu nguy cơ bị chai pin.

Cách sạc giúp tăng độ bền cho smartphone. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số mẹo hữu ích để sạc pin điện thoại mới sao cho an toàn và hiệu quả:

Ghi nhớ quy tắc vàng khi sạc pin

- Luôn giữ pin ở mức từ 30% đến 90%.

- Sạc lại khi pin giảm xuống dưới 50%.

- Ngắt sạc khi vừa chạm đến 100%.

Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng Phím tắt để đặt thông báo khi mức pin đạt đến một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Không nên sạc pin điện thoại đến 100%

Điều này có vẻ vô lý nhưng sạc điện thoại đến 100% sẽ không tốt cho điện thoại. Cấu tạo của pin điện thoại hiện là pin Lithium-ion. Vì vậy, mỗi lần sạc đầy được tính là một 'chu kỳ' mỗi tháng một lần - vì điều này sẽ hiệu chỉnh lại pin, giống như khởi động lại máy tính của bạn. Và tuổi thọ pin cũng sẽ giảm sau xx chu kỳ. Tốt hơn hết là bạn nên rút sạc ngay khi báo đầy pin, tránh sạc nhồi quá lâu để đảm bảo kéo dài tuổi thọ cho pin.

Không nên sạc điện thoại qua đêm

Mặc dù cảm giác thức dậy cùng với chiếc điện thoại đầy pin có tuyệt vời như thế nào đi nữa, bạn nên từ bỏ thói quen sạc điện thoại qua đêm. Khi bạn cắm sạc điện thoại suốt đêm, điện thoại của bạn phải liên tục hoạt động giữa mức sạc đầy và dưới mức sạc đầy đó một chút - 99% đến 100% và nó hoạt động trở lại trong thời gian sạc lâu hơn yêu cầu. Điều này cũng có thể làm nóng điện thoại, gây hại cho pin, chưa kể đến những rủi ro như cháy nổ trong lúc bạn đang ngủ. Vì vậy, sạc trong ngày vẫn luôn tốt hơn sạc qua đêm.

Bỏ thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại

Việc vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ pin bởi vì dòng điện ra vào không ổn định. Hơn nữa còn có thể tác động đến phần cứng và dễ gây cháy nổ, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Vì vậy, bạn nên hạn chế thói quen vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại, và bảo đảm phải sạc bằng sạc và cáp đúng của máy để tránh nguy cơ cháy nổ đáng tiếc xảy ra.

Sử dụng bộ sạc chính hãng, chất lượng

Giống như một loại dầu nhớt tốt sẽ giúp động cơ xe máy hoạt động hiệu quả hơn thì chắc chắn rằng một bộ sạc chất lượng cũng sẽ làm “dế yêu” của bạn thêm “xịn sò” vậy. Hãy đảm bảo cáp sạc điện thoại mà bạn đang sử dụng là sạc chính hãng, chất lượng và phù hợp với điện thoại của mình để mang lại hiệu quả sạc cao nhất có thể.

Đặt điện thoại ở nơi mát mẻ khi sạc

- Không nên đặt trên mặt vải hay nơi có nhiệt độ cao vì khi sạc, điện thoại sẽ toả nhiệt. Do đó, nếu đặt ở những vị trí nóng thì sẽ gây nóng cho điện thoại và ảnh hưởng đến pin.

- Tốt nhất bạn nên để điện thoại trên bề mặt phẳng và cứng để nhiệt có thể tản ra dễ dàng.

- Để nơi mát mẻ khi sạc, tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ gây nóng cho điện thoại.

Khuyến khích sạc điện thoại nhiều lần trong ngày

Đa số chúng ta đều hay lầm tưởng rằng, chỉ cần sạc điện thoại đủ 100% thì có thể thoải mái sử dụng cho đến khi nào điện thoại báo hết pin. Tuy nhiên điều này không hề đúng vì việc đó không tốt cho pin như bạn vẫn nghĩ.

789,BETPin Lithium-ion thích được sạc trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu như bạn muốn sử dụng điện thoại nhiều lần trong ngày, bạn hãy sạc mỗi khi có thể thay vì đợi đến lúc hết pin hẳn rồi mới sạc.

Đừng lo lắng khi sử dụng sạc nhanh

Trên thực tế, sạc nhanh không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ pin của bạn. Các cáp sạc điện thoại thông thường có cường độ dòng điện ra khoảng độ từ 5W đến 10W. Đối với cáp sạc nhanh thì cường độ dòng điện ra có thể lên đến 8 lần so với sạc thường. Nói chung, trừ trường hợp pin hay cáp sạc của bạn có lỗi kỹ thuật thì việc sử dụng sạc nhanh hầu như không ảnh hưởng gì đến điện thoại của bạn.

Bật Chế độ máy bay để sạc pin nhanh hơn

Khi bạn bật Chế độ máy bay cho điện thoại của mình, các kết nối và ứng dụng không cần thiết trên điện thoại sẽ được tự động tắt đi và do đó, tất nhiên pin điện thoại sẽ được nạp nhanh hơn thông thường.

Mẹo lưu trữ pin

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng nên cất trữ pin ở mức 100% khi không sử dụng. Nhưng sự thật không phải như thế. Việc này có thể làm giảm tuổi thọ của pin đấy!

Để pin ở tình trạng cạn kiệt quá lâu có thể khiến pin chết hẳn. Ngược lại, nếu cất trữ pin ở tình trạng đầy 100% thì lại làm giảm dung lượng và tuổi thọ pin. Vì vậy, tốt nhất, bạn hãy để pin với mức sạc khoảng 50% khi không dùng điện thoại trong thời gian dài.

Việc sạc đúng cách không chỉ giúp tăng độ bền cho smartphone mà còn làm tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí bảo trì trong dài hạn. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc đơn giản này, bạn có thể bảo vệ và duy trì hiệu quả sử dụng thiết bị di động của mình. Hãy nhớ luôn sử dụng các phụ kiện chính hãng và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để có được kết quả tốt nhất.

Ngọc Linh
Trước:Giá trị thương hiệu Apple vượt 1 nghìn tỷ USD
Kế tiếp:789BETTrung Quốc thử nghiệm tên lửa Trường Chinh-10 trong nỗ lực đổ bộ Mặt trăng