46% gen Z thừa nhận có 'cuộc sống hai mặt' trên mạng

46% gen Z thừa nhận có 'cuộc sống hai mặt' trên mạng

Các chuyên gia đã phỏng vấn 2.000 người Mỹ, kết quả cho thấy 46% số người ở độ tuổi từ 16 đến 24 - thuộc thế hệ Z - cảm thấy bản thân có sự khác biệt đáng kể giữa trên mạng và ở thế giới thực. Một tỷ lệ tương tự cho biết họ cảm thấy việc thể hiện bản thân trên mạng dễ dàng hơn so với ngoài đời.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng gen Z không hạnh phúc hơn khi duy trì cuộc sống hai mặt trên mạng.

Mặc dù nghiên cứu chỉ mang tính chất quan sát, các chuyên gia cũng kêu gọi mọi người nên tổ chức nhiều cuộc trò chuyện hơn giữa bạn bè và gia đình "để hiểu thế giới của nhau".

789,BETGerald Youngblood, giám đốc tiếp thị khu vực Bắc Mỹ của công ty công nghệ Lenovo, đơn vị thực hiện nghiên cứu, cho biết: "Khoảng 1/5 số thanh niên trên thế giới có vấn đề về sức khỏe tâm thần, phản ánh một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu. Chúng tôi hy vọng thử nghiệm xã hội này sẽ thúc đẩy nhiều cuộc trò chuyện hơn giữa bạn bè và gia đình về nhu cầu hiểu thế giới của nhau vì lợi ích sức khỏe tinh thần".

46% người trẻ thừa nhận có một cuộc sống hai mặt trên mạng. (Ảnh: Alamy Stock)

Lenovo cho biết 2.000 người được khảo sát thuộc về nhiều thế hệ. Tỷ lệ thừa nhận "sống hai mặt" trên mạng cao nhất ở gen Z, gần một nửa cho biết tính cách trực tuyến của họ rất khác so với cách họ thể hiện mình trong cuộc sống thực. Tỷ lệ này ở các lứa tuổi khác là: 38% ở thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 1996), 18% ở gen X (sinh từ 1965 đến 1980) và 8% ở thế hệ Baby Boomers (sinh từ 1955 đến 1964).

Ở tất cả các thế hệ, cứ 5 người thì có 1 người thừa nhận bản thân có một nhân cách bí mật trên mạng mà không ai biết đến.

Trong khi đó, gần 1/3 gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012), cho biết họ giấu kín thế giới trực tuyến của mình với gia đình; và hơn 1/4 thế hệ Millennials cũng làm vậy.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 68% người thuộc thế hệ Z cảm thấy mất kết nối giữa người với người ngoài đời thực; vì thế mà khoảng 18% có cảm giác lo lắng, 17% cảm thấy cô đơn.

Khi được hỏi chủ đề nào khiến họ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ trực tuyến, khoảng 1/5 cho biết họ muốn chia sẻ tham vọng của mình trên internet hơn so với gặp mặt trực tiếp, khoảng 22% đề cập đến những điều họ thích hoặc không thích, 19% đề cập đến niềm tin của mình, 17% chia sẻ về nỗi sợ hãi và bất an, 15% ​​đề cập đến giá trị của họ. 

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng, 61% gen Z cho biết họ ước mình có thể trò chuyện sôi nổi thoải mái với bạn bè, gia đình ngoài đời thực. Có 23% thanh niên cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện trực tuyến, 27% thanh niên thấy thoải mái khi trò chuyện trên mạng vì không phải đối mặt với sự phán xét, trong khi 22% muốn thành thật trên mạng và 23% muốn hình thành các mối quan hệ trực tuyến lâu dài.

Tuy nhiên, 54% gen Z cho biết việc nói chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ nâng cao sự tự tin của họ để giao tiếp cởi mở hơn với những người thân yêu trong thế giới thực.

Nhật Thùy(Nguồn: Daily Mail)
Trước:Trồng hoa hồng nhớ dùng những tuyệt chiêu này để hoa nở nhiều
Kế tiếp:10 quán bánh mì ngon, rẻ nhất định phải ghé ở TP Nha Trang