Armenia quyết định rời hiệp ước quân sự do Nga dẫn đầu

Armenia quyết định rời hiệp ước quân sự do Nga dẫn đầu

789,BETReuters dẫn lại tuyên bố của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nêu rõ, quyết định rút khỏi CSTO được đưa ra khi một số thành viên của liên minh quân sự này đã hợp tác với Azerbaijan chống lại Armenia.

"Các thành viên của CTSO đã không hoàn thành nghĩa vụ của họ theo quy định, thậm chí đang âm mưu cùng Azerbaijan gây chiến với Armenia", ông Pashinyan nói thêm, song không nêu rõ quốc gia nào.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho rằng CSTO đã không thực các cam kết bảo vệ đồng minh trong cuộc xung đột Nagorno - Karabakh. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Pashinyan đưa ra tuyên bố trên khi được một nghị sĩ hỏi liệu Yerevan có định rút khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hay không.

Trước đó, Thủ tướng Armenia từng cáo buộc ít nhất hai thành viên CSTO "thông đồng" với Azerbaijan trong cuộc xung đột kéo dài 44 ngày giữa Yerevan và Baku liên quan đến vùng ly khai Nagorno - Karabakh hồi năm 2020.

Nga hiện chưa bình luận về động thái của Armenia.

CSTO là liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, được thành lập năm 1992, với 5 thành viên còn lại gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Tương tự NATO, CSTO cũng có điều khoản về phòng vệ tập thể, coi hành động tấn công một thành viên đồng nghĩa tấn công cả khối.

Quan hệ giữa Nga và Armenia, đồng minh thân cận của Moskva, trở nên căng thẳng sau khi Azerbaijan mở chiến dịch "chống khủng bố" tấn công phe ly khai thân Armenia tại Nagorno - Karabakh hồi tháng 9/2023. Chiến dịch của Azerbaijan đã khiến hơn 100.000 người gốc Armenia tại Nagorno - Karabakh phải sơ tán về nước, sau khi phe ly khai chấp nhận đầu hàng.

Armenia cho rằng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đồn trú tại Nagorno - Karabakh khi đó đã không có động thái nào trước hoạt động quân sự của Azerbaijan, trong khi CSTO cũng không có can thiệp.

Thủ tướng Pashinyan đã ra loạt tuyên bố chỉ trích nhằm vào CSTO và Nga, khẳng định Yerevan không còn có thể dựa vào Mosvka để bảo đảm an ninh của mình. Ông cũng yêu cầu một số quân nhân Nga đồn trú tại Armenia về nước.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga được triển khai tại Karabakh sau cuộc xung đột năm 2020 đã hoàn tất việc rút quân khỏi khu vực này vào ngày 12/6.

Trà Khánh(Nguồn: Reuters)
Trước:Hệ thống Vòm Sắt ‘bất khả xâm phạm’ của Israel lần đầu tiên bị phá hủy
Kế tiếp:Từ hi vọng đến thất vọng, M1 Abrams bị binh sĩ Ukraine ‘chỉ trích nặng nề'