Tập đoàn Đèo Cả đề xuất bổ sung thêm 2.410 tỷ đồng làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Tập đoàn Đèo Cả đề xuất bổ sung thêm 2.410 tỷ đồng làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Ngày 12/6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đơn vị vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan xem xét đề nghị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả về việc đảm bảo tài chính dự án đầu tư xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Các đơn vị được giao có nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 26/6.

Nhiều vướng mắc

789,BETTheo văn bản của Tập đoàn Đèo Cả, dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm so với phương án tài chính của dự án, chỉ áp dụng chia sẻ phần doanh thu tăng cho Nhà nước. Quy định này gây khó khăn thêm cho tính khả thi về tài chính của dự án và không đảm bảo nguyên tắc hài hòa giữa Nhà nước và nhà đầu tư về lợi ích và rủi ro.

Ngày 30/8/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng do điều chỉnh cục bộ hướng tuyến làm giảm khoảng 13ha rừng và thay đổi một số vị trí lô rừng. Tuy nhiên, đến nay thủ tục này vẫn chưa xong nên chưa đủ cơ sở để phê duyệt dự án.

Về công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, chưa bố trí đủ diện tích đổ đất đá thừa (khoảng 5 triệu mét khối) nên không đủ điều kiện để Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Ngày 8/4, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề xuất địa phương các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc giới thiệu các lô đất công do địa phương quản lý để làm bãi chứa đất đá thừa của dự án. Đến nay các địa phương vẫn chưa hoàn thành.

Đèo Bảo Lộc.

Về với trạm dừng nghỉ của dự án, trong các nghiên cứu ban đầu đã báo cáo với UBND tỉnh Lâm Đồng, dự kiến đặt tại Km105+400. Thế nhưng, sau khi nghiên cứu kỹ phương án tổng thể 3 dự án Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương thì phương án đặt tại vị trí Km105+400 chưa phù hợp về địa hình (độ dốc ngang lớn) và quy mô. Dự án nằm ở đoạn giữa cao tốc từ Dầu Giây lên đến Đà Lạt, do đó nhu cầu dừng nghỉ tập trung tại đây.

Để phù hợp với thực tế, tập đoàn đề xuất vị trí trạm dừng nghỉ tại Km123+00 (bên trái) và Km124+100 (bên phải). Quy mô mỗi bên 10ha.

Đối với tính khả thi tài chính của dự án, tập đoàn đã tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định với tổng mức đầu tư khoảng 18.120 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tham gia là 6.500 tỷ đồng (chiếm khoảng 36% tổng mức đầu tư của dự án), vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 1.743 tỷ đồng, vốn vay và huy động khác là 9.877 tỷ đồng (chiếm khoảng 64% tổng mức đầu tư của dự án). Thời gian hoàn vốn 28 năm 7 tháng.

Thế nhưng, theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian hoàn vốn hơn 28 năm là rất khó khả thi để huy động vốn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đánh giá thời gian hoàn vốn khá dài so với các dự án khác thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, đồng thời sẽ gặp khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng (do nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là nguồn ngắn hạn).

Trước những vấn đề này, ngày 15/4, Tập đoàn Đèo Cả đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính khả thi tài chính cho dự án.

Sau khi xem xét, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi Thủ tướng về cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cho dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ý kiến cụ thể về đề xuất này.

Bổ sung thêm 2.410 tỷ đồng

Để đảm bảo tính khả thi, theo Tập đoàn Đèo Cả, cần có giải pháp cụ thể về tài chính trước khi phê duyệt dự án. Do đó, tập đoàn đề nghị Tỉnh ủy tỉnh Lâm đồng chỉ đạo UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, thống nhất một số nội dung. Cụ thể:

Báo cáo Thủ tướng thống nhất bổ sung thêm ngân sách trung ương (hoặc đề xuất HĐND tỉnh cân đối ngân sách địa phương) tăng khoảng 2.410 tỷ đồng cho dự án để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật PPP, giảm thời gian hoàn vốn cho dự án.

Bổ sung cơ chế chia sẻ doanh thu giảm cho dự án để hài hòa lợi ích và rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

Các sở, ngành thống nhất kiểm soát chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đã tính toán tại các dự án cao tốc hiện nay, sớm chuẩn bị các tiểu dự án xây dựng khu tái định cư nhằm xác lập mục tiêu sớm ổn định đời sống của người dân nơi có dự án đi qua. Không để phát sinh khiếu nại, tranh chấp làm ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư và tiến độ hoàn thành dự án.

Thống nhất vị trí trạm dừng nghỉ của dự án tại Km123+000 (bên trái) và Km124+100 (bên phải) với quy mô tối thiểu là 10ha mỗi bên. Các trạm dừng nghỉ là dự án thành phần của dự án và việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc sẽ bao gồm thực hiện dự án trạm dừng nghỉ.

Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam có ý thống nhất và điều chỉnh quy hoạch trạm dừng nghỉ toàn tuyến.

Có ý kiến với Bộ Giao thông vận tải về việc sớm triển khai dự án Dầu Giây – Tân Phú (hoàn thành năm 2027) và đôn đốc thực hiện dự án Bảo Lộc – Liên Khương hoàn thành trong cùng giai đoạn này.

Trên cơ sở điều chỉnh phương án tài chính khả thi, báo cáo Hội đồng thẩm định liên ngành trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời thực hiện thông báo mời quan tâm khi đã điều chỉnh tỷ lệ vốn NSNN tham gia và đấu thầu chọn Nhà đầu tư theo quy định.

Thống nhất với Nhà đầu tư đề xuất dự án Bảo Lộc - Liên Khương để cùng điều chỉnh thống nhất cơ chế, chính sách áp dụng đồng bộ cho cả 2 dự án.

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) được Thủ tướng phê duyệt ngày 10/11/2022, chiều dài khoảng 66 km. Trong đó, địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km, địa phận tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km.

Điểm đầu dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú), điểm cuối tại Km126+360 (trùng với điểm đầu của dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương).

Thy Huệ
Trước:KHÔNG!
Kế tiếp:Bé trai mất tích khi bán vé số thay mẹ: Chơi game hết tiền nên không dám về